top of page
Blog: Blog2
Search

Ưu nhược điểm của Tủ bếp Module

Writer: Mhozz FurnitureMhozz Furniture

Updated: Mar 13, 2019

1. Tủ bếp module là gì?

– Tủ bếp module là thuật ngữ được dùng cho cách bố trí nội thất tủ bếp theo dạng module (khối) đóng sẵn liên kết với nhau theo trình tự phù hợp tạo thành một chiếc tủ bếp hoàn chỉnh, phù hợp với nhu cầu sử dụng và đảm bảo được kích thước, diện tích không gian nhà bếp. Những module tủ (tức từng khối tủ riêng biệt được chia nhỏ) được liên kết với nhau một cách nhanh chóng, không mất quá nhiều công sức khi lắp đặt.

2. Ưu và nhược điểm của tủ bếp module

2.1. Ưu điểm của tủ bếp module

Tủ bếp module hiện đang là xu hướng được rất nhiều gia đình Việt lựa chọn khi có ý định đóng tủ bếp bởi nó mang rất nhiều ưu điểm nổi trội:


– Cấu tạo tủ bếp module linh hoạt: 

Bộ tủ bếp module được cấu tạo bởi các module (hay cònn gọi là các khối) riêng biệt và được lắp ráp với nhau để tạo thành một hệ thống tủ bếp hoàn chỉnh. Bởi vậy, có thể sắp xếp các module một cách linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình để tạo nên một cỗ máy vận hành cho công việc nấu nướng hiệu quả nhất. Kiểu dáng tủ bếp đóng theo module phụ thuộc vào không gian bếp và sự lựa chọn của chủ nhà. 

Một bộ tủ bếp thiết kế theo modul thông minh dễ dàng thay đổi cấu tạo khi cần thiết sẽ giúp đơn giản hóa mọi hoạt động nấu nướng của người nội trợ, thúc đẩy công việc nấu ăn trở nên nhanh chóng. 

– Khả năng chịu lực của tủ bếp module cao: 

Tủ bếp đóng module có khả năng chịu lực tuyệt vời bởi mỗi module sẽ là một khoang tủ chức năng với hộc tủ mang tính riêng biệt. Vì vậy luôn đảm bảo được độ an toàn cao khi sử dụng. Bộ tủ bếp vẫn có thể chịu được sức nặng của đồ vật cần được bảo quản trong các khoang tủ bếp sau một thời gian dài sử dụng. Dù gia đình bạn muốn thiết kế tủ bếp theo kích thước nào thì những KTS của Hpro vẫn có thể tính toán khả năng chịu lực của đồ đạc một cách hợp lý nhất.  

– Cấu trúc tủ bếp module thống nhất

Thiết kế tủ bếp theo dạng module theo từng khối riêng biệt và ghép lại với nhau để tạo thành một khối thống nhất. Như vậy thì có thể tận dụng được tối đa những góc trong nhà bếp. Những module tủ bếp với những số đo hộc tủ bếp tiêu chuẩn sẽ giúp bạn lựa chọn được những phụ kiện, thiết bị bếp bên ở bên trong tủ bếp đơn giản và dễ dàng hơn. 

– Ứng dụng trong mọi không gian nhà bếp mang đến trài nghiệm tuyệt vời

Bộ tủ bếp module dễ dàng phù hợp với nhiều kiểu nhà bếp khác nhau để tạo nên một không gian sử dụng thoải mái, thoáng đãng và tiện nghi nhất cho người nội trợ thực hiện công việc nấu nướng. Tủ bếp đóng kiểu module sẽ giúp không gian bếp được tối ưu hóa công ăng và tính thẩm mỹ, giúp các thành viên trong gia đình có cảm hứng khi bước chân vào không gian bếp.

– Tháo lắp nhanh gọn: 

Khi làm tủ bếp module, từng module rời sẽ là một khoang chức năng riêng được đóng sẵn theo kích thước tiêu chuẩn. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng trong việc lắp đặt và tháo dỡ khi cần. 

2.2. Nhược điểm của tủ bếp module

Mặc dù, tủ bếp module mang những ưu điểm tuyệt vời nhưng dòng tủ bếp này vẫn mang những nhược điểm lớn như:

– Diện tích sử dụng bị thu hẹp: 

Với thiết kế tủ bếp đóng module thì mỗi khoang tủ bếp được chia riêng biệt, không khoang nào chung vách tủ với nhau. Vì vậy so với tủ bếp không đóng theo kiểu module thì dòng tủ bếp này sẽ tốn diện tích hơn cho những vách tủ dày 18mm. Như vậy, với những không gian nhà bếp có diện tích nhỏ hẹp thì sẽ khó có thể bố trí đầy đủ tiện nghi khi làm tủ bếp module. 

– Giá thành cao hơn so với tủ bếp đóng thông thường: 

Khi đóng tủ bếp dạng module sẽ phát sinh thêm phần vách ngăn của từng khoang tủ riêng biệt. Vì vậy, giá tủ bếp module sẽ đắt hơn so với tủ bếp thông thường. Như vậy, với những gia chủ không có quá nhiều mức chi phí đầu tư cho tủ bếp thì việc lựa chọn tủ bếp kiểu module sẽ không phải sự lựa chọn hợp lý. 


#Sưu tầm
 
 
 

תגובות


Contact

Hotline : 0931.597.957 / 0901.580.850

Follow

  • facebook

©2018 by mhouzz furniture. Proudly created with Wix.com

bottom of page